Bạn có bao giờ thật sự suy nghĩ thật kỹ chưa? |
Nhưng theo năm tháng, tôi dần trở nên khôn ngoan hơn
Những yếu tố làm nên một nhà lãnh đạo tuyệt vời |
Tuy nhiên, đôi khi, tại một số thời điểm, có những điều khiến quyết định đó không hoàn toàn đúng đắn. Và nếu như bạn thực sự dành thời gian để “đào sâu” tìm hiểu lý do họ rời bỏ (và bạn nên làm điều đó), thì bạn sẽ nhận ra rằng vấn đề hoàn toàn không phải là “tại công ty” như họ đã nói. Đó không phải vì địa điểm làm việc, vì nhóm, vì hệ thống hay môi trường làm việc.
Đó là vì bạn - lãnh đạo của họ!
Tất nhiên, những người ra đi sẽ không nói như thế. Và họ cũng sẽ chẳng đề cập tới bất kỳ vấn đề gì liên quan đến quản lý.
Nhưng khi họ nói về “tinh thần”, khi họ nói về “giao tiếp nghèo nàn”, khi họ bày tỏ sự thất vọng về sự mập mờ, thiếu rõ ràng trong con đường thăng tiến - họ đang nói rằng người lãnh đạo chính là lý do họ bỏ việc. Muốn rõ ràng hơn? Lãnh đạo là người có trách nhiệm trong việc gây dựng tinh thần – giao tiếp và con đường thăng tiến cho nhân viên.
“Công ty” chỉ là một thực thể pháp lý. “Công việc kinh doanh” chỉ là những bàn làm việc và máy tính. Không ai nghỉ việc vì những thứ đó.
Đó là quyết định, là động lực, là không khí làm việc, là sự hỗ trợ, đào tạo, tậm nhìn và sự chỉ đạo được xuất phát từ chính những người lãnh đạo mà họ đi theo.
Hoặc là từ bỏ.
Vì thế, lần sau khi bạn nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên, hãy cố gắng đừng phấn khích và cười nhạo những người ra đi vì: đã thêm một kẻ ngốc không thuộc về nơi này.
Nhìn thẳng vào sự thực có thể là là một trải nghiệm "gây sốc". Đặc biệt là khi bạn đã không làm như vậy trong một thời gian dài. Hãy dùng ít phút để ngẫm nghĩ về lý do thực sự khiến họ ra đi.
Nhân viên không nghỉ việc vì họ "không thể hiểu được", họ cũng không nghỉ việc vì "công ty"
Họ nghỉ việc vì bạn!
Để biết ai là một nhà lãnh đạo tốt thì hãy nhìn phía sau họ có ai theo hay không! |
Lời bàn
Để công ty phát triển tốt và duy trì đội ngũ nhân sự, quản lý nhiều kinh nghiệm, tận tâm với công ty thì vấn đề không phải là nên cân nhắc ai lên làm quản lý, lãnh đạo mà vấn đề trước tiên và quan trọng nằm ở chỗ xây dựng cơ chế để tạo điều kiện và hỗ trợ những người tài phát triển, tạo điều kiện cho những nhà quản lý, lãnh đạo được phát huy hết khả năng của họ và đôi khi phải đào tạo họ một cách bài bản, đừng thả cho họ ... tự bơi.
Để công ty phát triển tốt và duy trì đội ngũ nhân sự, quản lý nhiều kinh nghiệm, tận tâm với công ty thì vấn đề không phải là nên cân nhắc ai lên làm quản lý, lãnh đạo mà vấn đề trước tiên và quan trọng nằm ở chỗ xây dựng cơ chế để tạo điều kiện và hỗ trợ những người tài phát triển, tạo điều kiện cho những nhà quản lý, lãnh đạo được phát huy hết khả năng của họ và đôi khi phải đào tạo họ một cách bài bản, đừng thả cho họ ... tự bơi.
Qua nhiều năm nghiên cứu tôi nhận thấy rằng, có một vài quản lý, lãnh đạo của công ty bị "sa thải" khi năng lực quản lý của người đó yếu kém gián tiếp dẫn đến sự "ra đi" hoàn loạt của những nhân viên kỳ cựu dưới quyền của họ. Nhưng sau đó những người được đưa lên làm quản lý mới vẫn không thể xây dựng phòng ban/ đơn vị họ một cách vững mạnh vì nhiều lý dó, có thể là do ... văn hóa đào tạo của công ty yếu kém, người đó cũng bị ăn sâu tư tưởng lề lói cũ hoặc có thể người đó không "đủ sức" để thay thế một phần/ đa phần những nhân viên dưới quyền của họ.
Vậy vấn đề giữ chân người tài không bao giờ là đề tài đơn giản cho các nhà lãnh đạo tối cao của công ty/ tập đoàn nhưng phát hiện được "bệnh" và bắt tay vào "điều trị" đã là một bước tiến cực kỳ quan trọng để xây dựng doanh nghiệp phát triển và trường tồn ... lâu nhất có thể.
Greg Savage | Theo Trí Thức Trẻ/The Huffington Post
0 nhận xét :
Đăng nhận xét